Khám Phá Lễ Tết Trung Thu Tại Các Nước Châu Á

Đối với người phương Đông, Tết Trung Thu là lễ hội quan trọng xếp thứ 2 chỉ sau Tết Âm lịch. Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, đúng vào ngày trăng tròn và sáng nhất. Và đây cũng là ngày mà nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra như: đốt đèn lồng, thả đèn hoa đăng, múa rồng, múa lân.

Tuy nhiên ở mỗi quốc gia sẽ có những cách thức ăn Tết Trung Thu khác nhau tạo nên một nền ẩm thực bốn phương vô cùng độc đáo.  Hôm nay hãy cùng Tour Mới Lạ khám phá các nước Châu Á khác đón Tết Trung Thu thu như tế nào nhé.

Tết Trung Thu Trung Quốc:

Đất nước này có thể là nơi bắt nguồn của Tết Trung Thu khi lễ hội này đã có từ đầu thế kỷ thứ VIII. Tết Trung thu còn gắn liền với một truyền thuyết có từ thời nhà Đường (Đường Huyền Tông).

Khi Đường Huyền Tông do nhớ thương Dương Quý Phi vào đêm rằm tháng tám trăng tròn, một vị tiên đã xuất hiện hóa phép tạo ra một chiếc cầu vồng nối giữa mặt đất và cung trăng, nhà vua trèo lên cầu vồng và đã gặp được vị Quý phi xưa.

Khi trở về trần gian, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng nên đã đặt ra tết Trung Thu. Ngày nay vào Tết Trung Thu, người Trung Quốc sẽ làm bánh Mooncake, có thể nói bánh trung thu Trung Quốc rất gần gũi với người Việt Nam do cách chế biến tương tự.

Nhật Bản:

Tết Trung Thu ở Nhật Bản được gọi là Tsukimi hay Otsukimi, nghĩa là “Ngắm trăng”. Trong dịp này các gia đình sẽ quây quần bên nhau ngồi ngắm trăng và làm thơ. Tuy nhiên  người Nhật không ăn bánh trung thu mà họ thay bằng món bánh mặt trăng.

Rằm tháng 8 cũng là lúc thu hoạch của các loại cây trồng, nên người Nhật cũng tổ chức các nghi lễ để cảm tạ sự ưu ái của thiên nhiên. Dù đã chuyển sang lịch dương nhưng người Nhật Bản vẫn giữ được thói quen đón Tết Trung Thu, một số ngôi đền, chùa ở Nhật Bản cũng tổ chức lễ hội trung thu theo truyền thống.

Tết Trung Thu Hàn Quốc:

Cũng giống như Việt Nam và các quốc gia Á Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Ở Hàn Quốc Tết trung thu được gọi là Chuseok, được diễn ra vào rằm tháng 8 hàng năm. Khi những cơn mưa và những đợt nóng gay gắt vào cuối mùa hè kết thúc, cả đất trời Hàn Quốc bắt đầu chuyển mình đẹp dịu dàng trong nắng thu và mọi người náo nức chuẩn bị cho ngày Tết Chuseok. Các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ cùng nhau trò chuyện, ăn uống.

 

Thái Lan:

Ở Thái Lan Trung thu là “Lễ cầu trăng”, vào đêm Tết Trung Thu tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng. Mọi người sẽ ngồi cầu nguyện và ban phước lành cho nhau trước một bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát  và Bát Tiên. Trên bàn thờ sẽ có quả đào và bánh Trung thu.

Lào:

Đối với người dân Lào Tết Trung Thu có tên là “Nguyệt Phúc Tiết” vào ngày này già trẻ, gái trai đều thưởng nguyệt. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.

Tết Trung Thu Campuchia:

Vào ngày rằm tháng 8 người Campuchia sẽ tổ chức “bái nguyệt tiết”. Sáng ngày hôm ấy người dân bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt gồm: hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt và nước mía. Khi hoàng hôn buông xuống mọi người sẽ đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn rồi thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi  mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước.

Tết Trung Thu Việt Nam:

Khác với Trung Quốc, Tết Trung Thu Việt Nam là một ngày lễ chủ yếu dành cho trẻ em và gắn liền với câu truyện “Chú cuội, cây đa và chị Hằng nga”. Bánh Trung thu cũng có nhiều loại, với đầy đủ các kiểu cùng nhiều hương vị.

Cùng với các loại lồng đèn với đầy đủ các loại hình khác nhau, tạo nên một đêm đầy màu sắc. Người lớn cũng sẽ đến các ngôi chùa để cầu bình an, may mắn và sức khỏe cho gia đình.

Hãy xem thêm những bài viết khác của  Tour Mới Lạ tại đây nhé!

Vạn Lộc.

 

Trả lời