Rolling Forecast là một phương pháp dự toán tài chính mà một số nước lớn trên thế giới đang áp dụng. Tuy chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng Rolling Forecast khiến nhiều người tò mò, đặc biệt là những người không chuyên về tài chính, kế toán.
Vậy Rolling Forecast là gì? Làm thế nào để lập Rolling Forecast hiệu quả? Hãy cùng GoodCV.vn tìm hiểu ngay nhé!
Rolling Forecast là gì?
Rolling Forecast là một phương pháp dự toán tài chính mà dự đoán hiệu suất trong tương lai của một doanh nghiệp trong một thời gian liên tục, dựa trên mức độ hoạt động gần đây của doanh nghiệp.
Không giống như Static budget (dự toán tĩnh) – dự báo về tương lai trong một khung thời gian cố định (ví dụ: từ tháng 1 đến tháng 12) thì Rolling Forecast được cập nhật thường xuyên trong suốt cả năm để phản ánh bất kỳ thay đổi nào của doanh nghiệp.
Theo đó, phương pháp này dựa trên mức độ tăng giảm để dự đoán khi một giai đoạn qua đi và và tự động thêm một tháng/kỳ hạn mới. Điều này cho phép các công ty dự kiến hiệu suất trong tương lai dựa trên các số liệu và khung thời gian gần đây nhất, do đó mang lại lợi thế đáng kể khi hoạt động trong môi trường kinh doanh linh hoạt và luôn thay đổi như hiện nay.
Các bước lập Rolling Forecast hiệu quả
Quá trình lập Rolling Forecast thực tế cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện. Nó nên được thực hiện theo trình tự để tránh mắc phải sai lầm, khiến bạn phải làm lại. Với hướng dẫn các bước lập Rolling Forecast chi tiết dưới đây, các công ty có thể xây dựng Rolling Forecast hiệu quả:
Bước 1: Xác định mục tiêu cuối cùng của Rolling Forecast
Những người được giao nhiệm vụ xây dựng và quản lý Rolling Forecast cần phải hiểu rõ về mục tiêu của nó là gì trước khi bắt đầu. Họ cần hiểu rằng ai sẽ dựa trên dự toán này để đưa ra các quyết định kinh doanh. Việc không đặt mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu sẽ làm giảm hiệu quả của phương pháp dự toán tài chính Rolling Forecast này.
Bước 2: Xem xét khung thời gian
Một doanh nghiệp phải chú ý khung thời gian Rolling Forecast để lập kế hoạch hiệu quả hơn. Theo đó, doanh nghiệp cần quyết định dự toán Rolling Forecast sẽ dự đoán khoảng thời gian nào trong tương lai. Càng đi sâu vào tương lai thì dự báo càng sâu sắc nhưng càng kém chính xác.
Người được giao nhiệm vụ lập Rolling Forecast cần xác định được mức tăng theo dự báo trước và họ có thể tập trung vào tương lai một tuần, một tháng, một quý hay một năm tại một thời điểm. Không có nguyên tắc rõ ràng nào cho việc này nhưng một công ty nên xác định xem điều gì là phù hợp nhất với hoàn cảnh của công ty.
Bước 3: Xác định mức độ chi tiết của Rolling Forecast
Việc đưa ra các quyết định sai lầm dựa trên những dự đoán không chính xác là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy, những người sử dụng báo cáo của dự toán tài chính Rolling Forecast nên xác định mức độ chi tiết của Rolling Forecast.
Nếu hậu quả của một quyết định sai lầm là lớn, doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian và công sức hơn để cải thiện độ chính xác của Rolling Forecast.
Bước 4: Lựa chọn người cùng làm Rolling Forecast
Không phải ai cũng cần tham gia vào quá trình Rolling Forecast. Doanh nghiệp nên chọn những người có thể đóng góp ý kiến một cách khách quan, công bằng và sâu sắc để dự báo thành công.
Những người tham gia làm Rolling Forecast cần sẵn sàng chịu trách nhiệm khi công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra và kể cả khi công ty không đạt được hiệu suất mục tiêu.
Bước 5: Xác định các giá trị mong muốn
Thay vì tập trung vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp, công ty nên xác định các giá trị mà có thể giúp công ty đạt được thành công. Việc tập trung vào quá nhiều mục tiêu có thể cản trở công ty đạt được các mục tiêu quan trọng nhất để công ty có được thành công.
Do vậy, hãy xác định các giá trị mong muốn dựa trên những thành tựu của công ty trong quá khứ và từ lĩnh vực hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
Bước 6: Xác minh chất lượng nguồn dữ liệu
Dữ liệu mà công ty sử dụng để lập Rolling Forecast cần phải đáng tin cậy và chính xác để có thể đưa ra các mục tiêu khách quan.
Bước 7: Tạo các giả định
Một bước thiết yếu trong việc tạo lập Rolling Forecast là đánh giá các kết quả mà doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai bằng cách sử dụng các giả định.
Điều này cung cấp cho công ty một cái nhìn thoáng qua về những điều có thể xảy ra, khiến công ty phải đưa ra những thay đổi phù hợp.
Khi có những thông tin mới hoặc trend mới, dự báo cần phải được cập nhật và doanh nghiệp cũng cần xác định kết quả mới mà doanh nghiệp có thể đạt được. Biết tạo các giả định hoặc dự đoán kết quả, lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tốt hơn.
Bước 8: Theo dõi hiệu suất thực tế của Rolling Forecast
Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá sự khác nhau giữa hiệu suất thực tế và hiệu suất dự kiến. Nếu có bất kỳ chênh lệch hay vấn đề gì, người làm Rolling Forecast cần tìm hiểu xem điều gì dẫn đến những vấn đề đó, điều gì đã xảy ra và cách khắc phục phù hợp.
Qua những thông tin chuyên trang tuyển dụng, tư vấn nghề nghiệp GoodCV chia sẻ trên đây, hy vọng các doanh nghiệp hiểu rõ về các thuật ngữ này và áp dụng vào việc kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao.
Bạn đọc muốn tham khảo thêm nhiều bí quyết kinh doanh, tuyển dụng khác thì hãy truy cập vào GoodCV thường xuyên nhé.
>>> Xem thêm các bài Tin tức tại đây!